Nâng mũi ăn bún mắm được không?

Bún mắm là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ

Bạn thắc mắc liệu có thể ăn bún mắm sau khi nâng mũi hay không? Ăn bún mắm có ảnh hưởng gì đến vết thương không? Thammynangmui sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn ngay trong bài viết này.

Nâng mũi ăn bún mắm được không?

Bún mắm là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, thu hút những tín đồ ẩm thực bởi sự thơm ngon và hương vị đặc trưng. Các nguyên liệu để tạo nên món bún mắm bao gồm: bún tươi, nước dùng được nấu từ mắm cá linh hoặc mắm cá sặc, các loại hải sản như tôm, mực, cá và rau sống. Đây là một món ăn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên đối với những người vừa mới nâng mũi thì liệu có nên ăn bún mắm hay không?

Các bác sĩ khuyên rằng: không nên ăn bún mắm sau khi nâng mũi vì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương, gây cản trở quá trình hồi phục. Nguyên nhân là vì:

  • Bún mắm có mùi hương đặc trưng và khá mạnh, điều này có thể gây kích ứng cho vùng mũi mới phẫu thuật và làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
  • Các loại topping hải sản trong bún mắm như tôm, mực, cá,…sẽ gây dị ứng và làm vết thương lâu lành.
  • Bún mắm thường được nêm nếm với các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mắm cá,…gây kích ứng và làm sưng tấy vùng mũi.
  • Nếu bún mắm không được chế biến sạch sẽ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mũi.

Nên kiêng ăn bún mắm bao lâu?

Bạn nên kiêng ăn bún mắm khoảng 3 tuần sau khi nâng mũi để vết thương hồi phục. Trong giai đoạn này, bạn nên tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với mình, giúp vết thương lành nhanh hơn.

Bún mắm thu hút những tín đồ ẩm thực bởi sự thơm ngon và hương vị đặc trưng
Bún mắm thu hút những tín đồ ẩm thực bởi sự thơm ngon và hương vị đặc trưng

Chế độ ăn uống đúng cách sau nâng mũi

Các loại thực phẩm nên ăn: để đảm bảo vết thương hồi phục nhanh chóng và ăn toàn, bạn hãy bổ sung thức ăn có các dưỡng chất sau:

  • Giàu protein: thường có trong thịt lợn nạc, sữa và các loại đậu giúp hỗ trợ tái tạo mô và lành vết thương nhanh hơn.
  • Giàu vitamin C: cam, bưởi, kiwi, ớt chuông,…giúp tăng cường miễn dịch, giảm sưng viêm.
  • Giàu vitamin A: cà rốt, khoai lang, rau cải xanh,…giúp thúc đẩy tái tạo da.
  • Chất xơ: rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Uống đủ nước: giúp giữ ẩm và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ lành vết thương nhanh hơn.

Các loại thực phẩm cần kiêng: để không gây ảnh hưởng đến vết thương, bạn hãy kiêng ăn các loại thực phẩm như:

  • Hải sản và thực phẩm tanh: vì dễ gây dị ứng và ngứa vết thương.
  • Thịt gà, thịt bò:  vì sẽ làm làm vùng da quanh vết thương thâm sạm và sưng tấy.
  • Rau muống: làm tăng nguy cơ sẹo lồi.
  • Đồ cay nóng, đồ nếp: vì dễ gây kích ứng, mưng mủ vết thương.
  • Rượu, bia, thuốc lá: vì làm giãn mạch gây chảy máu, khiến vết thương lâu lành.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Nâng mũi ăn bún mắm được không? Để mũi mau lành và vào form theo ý muốn, bạn hãy tuân theo các chỉ định của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi đẹp và hài hoà với khuôn mặt, giúp bạn thêm tự tin và rạng rỡ.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-co-duoc-an-bun-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ thẩm mỹ Tống Hải)
  2. https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/che-do-dinh-duong-dac-biet/nang-mui-kieng-gi/ (Bác sĩ Tạ Trung Kiên)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)