Quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Nhiều người băn khoăn liệu sau khi nâng mũi có ăn được cá ngừ không ? Việc ăn cá ngừ có ảnh hưởng gì đến quá trình lành vết thương hay không? Thammynangmui sẽ giải đáp rõ ràng những câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng có trong cá ngừ
Cá ngừ là một loại cá biển phổ biến và rất được ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao. Các thành phần dinh dưỡng chính trong cá ngừ như:
- Protein: cá ngừ cung cấp một lượng lớn protein chất lượng cao cho cơ thể, giúp tái tạo tế bào và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
- Omega-3: axit béo omega-3 trong cá ngừ có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng.
- Vitamin D: vitamin D trong cá ngừ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ xương và mô khỏe mạnh, đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Vitamin B6 và B12: cá ngừ chứa nhiều vitamin nhóm B, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và tạo năng lượng , giúp duy trì hoạt động của hệ thần kinh.
- Khoáng chất (selen, magie, kali): selen là chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch để cơ thể chống lại các nguy cơ viêm nhiễm.
Với những lợi ích trên, cá ngừ được xem là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Sau khi nâng mũi có nên ăn cá ngừ không?
Cá ngừ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng việc ăn cá ngừ ngay sau phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Dễ gây kích ứng: mùi tanh của cá ngừ có thể gây khó chịu cho một số người sau phẫu thuật, làm tăng nguy cơ sưng hoặc viêm vết thương.
- Nguy cơ chứa thủy ngân: cá ngừ là một trong những loại cá biển có khả năng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nếu ăn cá ngừ quá nhiều, có thể gây hại cho cơ thể đặc biệt là khi hệ miễn dịch đang bị suy yếu sau phẫu thuật.
Vì những lý do trên, tốt nhất là nên kiêng cá ngừ trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
Sau khi nâng mũi bao lâu thì có thể ăn cá ngừ?
Thời gian kiêng cữ cá ngừ sau khi nâng mũi phụ thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục của từng người.
- Người có cơ địa lành nên kiêng khoảng 2-3 tuần: nếu bạn có cơ địa hồi phục nhanh, không gặp tình trạng kích ứng, bạn có thể thử ăn cá ngừ sau khoảng 2-3 tuần. Hãy ăn với số lượng nhỏ để kiểm tra cơ thể có phản ứng gì bất thường không.
- Người có cơ địa nhạy cảm nên kiêng từ 4-6 tuần: đối với những người có cơ địa nhạy cảm, tốt nhất là kiêng cá ngừ trong khoảng 4-6 tuần để vết thương lành hoàn toàn và giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Để có thông tin chính xác hơn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định được thời gian ăn cá ngừ phù hợp với bản thân mình.
Những lưu ý khi ăn cá ngừ sau khi nâng mũi
Bạn cần lưu ý một điều khi ăn lại cá ngừ sau khi nâng mũi để không gây những biến chứng không mong muốn như:
- Nấu chín kỹ và tránh ăn sống: cá ngừ nên được nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn. Tránh các món cá ngừ sống như sushi hoặc sashimi vì chúng có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nhiễm trùng vết thương.
- Ăn với số lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể: bạn hãy ăn một lượng nhỏ trước để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Nếu vùng mũi có những dấu hiệu sưng đỏ hoặc đau thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ được được thăm khám và tư vấn kịp thời.
- Tránh các loại gia vị cay nóng: khi chế biến cá ngừ, bạn hãy tránh dùng các loại gia vị cay nóng như ớt và tiêu để giảm thiểu nguy cơ kích ứng và sưng viêm ở vùng mũi.
Những loại thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi
Sau khi nâng mũi, việc kiêng một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến vết thương sau khi nâng mũi là rất quan trọng Một số loại thực phẩm nên tránh như:
- Thịt bò, thịt gà và trứng: các loại thực phẩm này có thể khiến vết thương trở nên thâm sạm, làm cho vùng mũi không đồng đều màu sắc với da xung quanh.
- Rau muống: rau muống chứa các chất có khả năng kích thích tăng sinh collagen quá mức, dễ dẫn đến hình thành sẹo lồi.
- Đồ nếp: những món ăn từ nếp như xôi, bánh chưng có thể gây mưng mủ tại vết thương, làm chậm quá trình lành.
Những lưu ý sau khi nâng mũi
- Thực hiện đúng hướng dẫn bác sĩ: Uống thuốc và tái khám đúng lịch hẹn.
- Chườm lạnh 48 giờ đầu: việc này sẽ giúp vết thương giảm sưng, lưu ý tránh để vết thương bị dính nước.
- Nằm thẳng khi ngủ: bạn nên kê gối cao khi ngủ, tránh nằm nghiêng hay sấp làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
- Vệ sinh mũi nhẹ nhàng: nên lau mũi bằng nước muối sinh lý một cách nhẹ nhàng.
- Bổ sung dinh dưỡng: hãy ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và protein để vết thương mau lành hơn.
- Uống đủ nước: 2–3 lít/ngày: giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm lành vết thương nhanh hơn.
- Tránh vận động mạnh: không tập các môn thể thao nặng như gy, fitness, bơi lội hay xông hơi trong 4 tuần đầu sau phẫu thuật.
- Bảo vệ mũi: Đeo khẩu trang không có gọng cứng, tránh va chạm và tránh ánh nắng mặt trời.
- Giữ tinh thần thoải mái: bạn hãy nhớ ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái để vết thương hồi phục nhanh hơn.
Trong bài viết này, Thammynangmui đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về việc có nên ăn cá ngừ sau khi nang mũi hay không. Hy vọng bạn sớm sở hữu chiếc mũi đẹp như ý muốn, giúp bạn tự tin hơn mỗi khi xuất hiện.
Nguồn Tham Khảo
- “Post-Surgical Nutrition: Best Foods for Recovery,” American Society of Plastic Surgeons, plasticsurgery.org.
- “Foods to Eat and Avoid After Rhinoplasty,” Cleveland Clinic, clevelandclinic.org.
- “Dietary Recommendations for Patients After Rhinoplasty,” Beverly Hills Plastic Surgery, bhps.com.
- “Healing and Recovery: What to Eat After Plastic Surgery,” Mayo Clinic, mayoclinic.org.
- https://bsphungmanhcuong.com/nang-mui-co-an-duoc-ca-nuoc-ngot-khong/ ( Bác sĩ Phùng Mạnh Cường)
Có thể bạn quan tâm: