Nâng mũi ăn bún bò được không?

Bún bò là một món ăn đặc sản của Huế

Bún bò là một món ăn đặc sản của Huế, được rất nhiều người yêu thích bởi sự thơm ngon. Có nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể ăn bún bò sau khi nâng mũi hay không? Thammynangmui sẽ giải đáp thắc mắc đó ngay trong bài viết dưới đây.

Nâng mũi ăn bún bò được không?

Bún bò là một món ăn rất phổ biến tại Việt Nam, nhận được nhiều sự yêu thích của mọi người vì hương vị đặc trưng của nó. Thành phần chính của món ăn này bao gồm: bún tươi, thịt bò, giò heo, nước dùng đậm đà và các loại rau sống kèm theo.

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn không nên ăn bún bò sau khi nâng mũi vì sẽ gây ảnh hưởng đến vết thương. Nguyên nhân là vì:

  • Thành phần có thịt bò: thịt bò là một loại thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi, việc ăn thịt bò có thể làm vùng da quanh vết thương bị sậm màu và tạo thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt
  • Gia vị cay nóng: bún bò thường được nêm nếm với các gia vị cay nóng như ớt, tiêu để làm gia tăng hương vị cho món ăn, tuy nhiên các gia vị này có thể gây kích ứng và làm sưng tấy vùng mũi sau khi phẫu thuật.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: ngoài ra, nếu bún bò không được chế biến hợp vệ sinh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết thương, gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Bạn nên kiêng ăn thịt bò ít nhất 1 tháng sau nâng mũi để mũi ổn định hơn
Bạn nên kiêng ăn thịt bò ít nhất 1 tháng sau nâng mũi để mũi ổn định hơn

Nên kiêng ăn bún bò bao lâu sau khi nâng mũi?

Bạn nên kiêng ăn thịt bò ít nhất 1 tháng sau nâng mũi để mũi ổn định hơn. Thời gian kiêng ăn bún bò của mỗi người cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định chính xác thời gian kiêng ăn bún bò phù hợp với mình, tránh những biến chứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Nên ăn gì sau khi nâng mũi để vết thương nhanh lành?

Sau khi nâng mũi, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng giúp vết thương mau lành và đạt kết quả thẩm mỹ tốt nhất.

  1. Bổ sung các thực phẩm giàu protein như: thịt lợn nạc, cá hồi, bơ,… và sữa để hỗ trợ tái tạo tế bào.
  2. Ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, bưởi, kiwi, dâu tây,… để tăng cường miễn dịch và giảm sưng viêm. Ngoài ra nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như: ăn rau xanh, cà rốt, khoai lang,…để hỗ trợ tái tạo da.
  3. Ăn thực phẩm giàu kẽm và Omega-3 như: hạt điều, cá hồi, hạt chia,… để thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm viêm hiệu quả.
  4. Uống đủ nước: nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây không đường cũng rất cần thiết để giữ ẩm và thanh lọc cơ thể.
  5. Tránh các thực phẩm dễ gây kích ứng như: hải sản, thịt bò, rau muống, đồ cay nóng, đồ nếp và rượu bia để không gây tác động xấu đến vết thương.

Tóm lại, bạn không nên bún bò sau khi nâng mũi để tránh những biến chứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến quá trình mũi hồi phục. Ngoài ra, bạn hãy nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và chăm sóc vết thương để đảm bảo dáng mũi đẹp như mong muốn và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-co-duoc-an-bun-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ thẩm mỹ Tống Hải)
  2. https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/che-do-dinh-duong-dac-biet/nang-mui-kieng-gi/ (Bác sĩ Tạ Trung Kiên)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)