Nâng mũi ăn bún riêu được không?

Bạn đang băn khoăn không biết liệu sau khi nâng mũi có ăn bún riêu được không?

Bạn đang băn khoăn không biết liệu sau khi nâng mũi có ăn bún riêu được không? Thammynangmui sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này của bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Nâng mũi ăn bún riêu được không?

Bún riêu là một món ăn thơm ngon và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nguyên liệu của món bún riêu bao gồm: bún tươi, riêu cua, cà chua, đậu phụ và các loại rau sống.

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn không nên ăn bún riêu trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Nguyên nhân là vì:

  • Trong thành phần của bún riêu có chứa riêu cua. Do đó có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình lành vết thương, khiến vết thương bị sưng tấy.
  • Bún riêu cũng có tính hàn và tanh, do đó sẽ làm quá trình đông máu diễn ra chậm hơn, làm vết thương lâu lành.
  • Bún riêu thường được nêm nếm với các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, ..gây kích ứng và làm sưng tấy vùng mũi. Ngoài ra nếu bún riêu không được chế biến hợp vệ sinh sẽ rất dễ làm vết thương bị nhiễm trùng.

Nên kiêng ăn bún riêu bao lâu?

Thông thường, để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến vết thương thì bạn nên kiêng bún riêu khoảng 1 tháng sau khi nâng mũi.  Khoảng thời gian kiêng ăn bún riêu của mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau tuỳ theo cơ địa và tốc độ hồi phục của từng người. Do đó, để biết rõ thời gian kiêng ăn bún riêu phù hợp với mình thì bạn hãy liên hệ với các bác sĩ phụ trách để có câu trả lời chính xác nhất.

Bún riêu là một món ăn thơm ngon và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể
Bún riêu là một món ăn thơm ngon và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể

Những điều nên làm sau khi nâng mũi

  1. Nên vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý theo chỉ dẫn của bác sĩ. Và không nên để vết thương tiếp xúc với nước hoặc bụi bẩn.
  2. Hãy nằm ngửa khi ngủ và kê gối cao để giảm sưng. Tránh nằm nghiêng hoặc úp mặt vì sẽ làm ảnh hưởng đến dáng mũi. 
  3. Nên ăn các loại thực phẩm giàu protein và vitamin để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  4. Uống nhiều nước, tránh thực phẩm cần kiêng như: đồ cay nóng, hải sản, thịt bò,…
  5. Uống thuốc kháng sinh, chống viêm theo toa của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thêm hoặc bỏ bớt thuốc. 
  6. Nên tránh vận động mạnh, không đeo kính và khẩu trang có gọng cứng để tránh làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
  7. Không chạm tay hoặc tác động lực lên mũi khi mới phẫu thuật vì dễ làm nhiễm trùng và lệch dáng mũi. 
  8. Kiểm tra định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục.

Tóm lại, bạn không nên ăn bún riêu sau khi sửa mũi để tránh các biến chứng không mong muốn. Bên cạnh đó, hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm sở hữu chiếc mũi đẹp ưng ý và an toàn cho sức khoẻ.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-co-duoc-an-bun-rieu-khong.html (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
  2. https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/che-do-dinh-duong-dac-biet/nang-mui-kieng-gi/ (Bác sĩ Tạ Trung Kiên)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (9 bình chọn)