Cam là một loại trái cây ngon và rất tốt cho sức khỏe. Nhiều người muốn biết sau khi nâng mũi ăn cam được không? Thammynangmui sẽ giải đáp câu hỏi này ngay sau đây.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của cam đối với sức khoẻ
Cam là loại quả quen thuộc và được yêu thích bởi vị ngọt thanh mát và giàu vitamin C. Không chỉ ngon miệng, cam còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể như:
- Cam cung cấp một lượng đáng kể vitamin A, các vitamin nhóm B, canxi, magie…Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Chất xơ trong cam giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngăn ngừa táo bón.
- Kali trong cam giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Vitamin C giúp tăng cường collagen, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da sáng khỏe.
- Các chất chống oxy hóa trong cam giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Đường tự nhiên trong cam cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể.
Sau khi nâng mũi ăn cam được không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn nên ăn cam sau khi nâng mũi để hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương. Vitamin C trong cam sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong cam còn giúp giảm viêm, gairm sưng tấy và đau nhức sau phẫu thuật.
Những lưu ý khi ăn cam sau nâng mũi
- Nên chọn cam tươi để đảm bảo hàm lượng vitamin C cao nhất và tốt cho cơ cơ thể.
- Hạn chế thêm đường khi uống nước cam để tránh tăng lượng calo không cần thiết và tránh nạp đường sau khi nâng mũi.
- Nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Những thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi
Để đảm bảo vết thương lành nhanh và hạn chế để lại sẹo, bạn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm cứng, dai: các loại thực phẩm này đòi hỏi bạn phải nhai nhiều, gây áp lực lên vùng mũi và làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Thực phẩm cay nóng: ăn các món cay nóng sẽ gây kích ứng và làm tăng tiết dịch gây khó chịu cho vùng mũi.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hóa và dễ đầy bụng, tạo cảm giác khó chịu và làm chậm quá trình hồi phục.
- Thực phẩm chứa nhiều muối: muối làm tăng huyết áp và gây phù nề vết thương làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
- Hải sản: Hải sản có thể gây dị ứng và ngứa làm vết thương lâu lành hơn.
- Thịt bò: trong thịt bò có chứa nhiều protein nên dễ gây sẹo lồi.
- Trứng gà: trứng gà có thể gây ngứa và dị ứng vết thương.
- Đồ nếp: đồ nếp thường khó tiêu hóa nên dễ gây đầy bụng, khó chịu. Ngoài ra ăn đồ nếp còn làm vét thương bị chảy mủ, viêm nhiễm..
- Rượu bia, cà phê, thuốc lá: các chất kích thích này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, gây sưng tấy và làm chậm quá trình lành vết thương.
Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể ăn cam sau khi nâng mũi vì không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn cam tươi để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, hãy xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc khoa học để sớm đạt được dáng mũi đẹp như ý muốn.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-co-duoc-uong-nuoc-cam-khong/ (Tiến sĩ Thẩm mỹ Tống Hải)
- https://alega.vn/tu-van-tham-my-mui/nang-mui-co-duoc-uong-nuoc-cam-khong.html (Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na)
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi ăn cá tầm được không?
- Nâng mũi ăn cá nước ngọt được không?
- Nâng mũi ăn cá thu được không?
- Nâng mũi ăn cá kèo được không?
- Nâng mũi ăn cua đồng được không?