Nâng mũi ăn cua đồng được không?

Cua đồng chính là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn dân dã của người Việt

Cua đồng chính là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn dân dã của người Việt. Bạn đang thắc mắc rằng sau khi nâng mũi ăn cua đồng được không? Thammynangmui sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng đối với sức khoẻ

Cua đồng không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong cua đồng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B12, sắt, kẽm, canxi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tạo máu và duy trì sức khỏe xương khớp.

  • Nhờ hàm lượng kẽm và các vitamin dồi dào, cua đồng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Các enzym có trong cua đồng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Lượng canxi dồi dào trong cua đồng giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt tốt cho trẻ em trong giai đoạn phát triển.
  • Protein và các chất dinh dưỡng khác trong cua đồng cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.
  • Chất béo không bão hòa trong cua đồng cũng giúp giảm cholesterol xấu và góp phần bảo vệ tim mạch.

Nâng mũi ăn cua đồng được không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn không nên ăn cua đồng để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Mặc dù cua đồng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên việc ăn cua khi mới vừa nâng mũi sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến quá trình hồi phục như:

  • Cua đồng có tính hàn cao, do đó có thể làm chậm quá trình đông máu và lành vết thương. Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm khi ăn cua đồng rất dễ bị lạnh bụng.
  • Cua đồng chứa lượng đạm cao nên dễ gây kích thích tại vết thương, làm chậm quá trình lành và dễ gây sẹo lồi do kích thích tế bào phát triển quá mức.
  • Nếu ăn trúng cua đồng không tươi hoặc cua đồng chết có thể gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng do hàm lượng histamine cao, làm bạn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và thậm chí là khó thở.
  • Cua đồng có vị mặn và tanh, do đó dễ gây kích ứng da như: nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy ở cánh mũi.
cua đồng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin B12, sắt, kẽm, canxi
Cua đồng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch

Khi nào được ăn lại cua đồng?

Để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn nên kiêng ăn cua đồng trong khoảng 15 – 30 ngày sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, thời gian kiêng cử cụ thể còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người. Để chắn chắn hơn, bạn hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Những lưu ý chăm sóc sau khi nâng mũi

  • Nên nghỉ ngơi tuyệt đối trong 2-3 ngày đầu để giảm thiểu sưng và đau vùng mũi.
  • Chườm đá lạnh lên vùng mũi trong 24-48 giờ đầu để giảm sưng tấy vết thương.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống phù nề do bác sĩ kê đơn để vết thương nhanh lành.
  • Vệ sinh mũi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý và tránh chạm vào vết mổ.
  • Thường xuyên thay băng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh đeo kính nặng trong thời gian đầu để giảm áp lực lên mũi.
  • Ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và cay nóng để không gây ảnh hưởng đến mũi.
  • Tránh các hoạt động mạnh như tập thể dục, nâng vật nặng, xông hơi, bơi lội.
  • Nên ngủ nghiêng sang một bên và kê cao đầu để giảm sưng vết thương.

Qua bài viết này, Thammynangmui đã giải thích chi tiết thắc mắc: Nâng mũi ăn cua đồng được không? Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi đẹp như ý muốn và hài hoà với khuôn mặt, giúp bạn thêm tự tin và rạng rỡ mỗi ngày.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-an-cua-dong-duoc-khong/ (Tiến sĩ Thẩm mỹ Tống Hải)
  2. https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-an-cua-dong-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)