Quả dứa có hương thơm đặc trưng và vị ngọt chua thanh mát, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Nhiều người muốn biết nâng mũi ăn dứa được không? Thammynangmui sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này ngay trong bài viết sau đây.
Lợi ích khi ăn dứa đối với sức khỏe
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khoẻ như:
- Lượng enzyme bromelain có trong dứa giúp phân hủy protein, cải thiện tiêu hóa và giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Ăn dứa cũng có tác dụng chống viêm và giảm đau nhức cơ bắp.
- Vitamin C có trong dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Kali trong dứa giúp kiểm soát huyết áp và giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
- Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong dứa sẽ giúp da sáng mịn và ngăn ngừa lão hóa cho da.
Nâng mũi ăn dứa được không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, sau khi nâng mũi không nên ăn dứa hoặc các sản phẩm làm từ dứa. Nguyên nhân là vì:
- Lượng enzyme bromelain cao trong dứa sẽ gây cản trở quá trình tái tạo mô mới làm vết thương lâu lành hơn. Bên cạnh đó dứa còn làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh sau khi phẫu thuật.
- Vì dứa khá chua nên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, tiêu chảy và nôn mửa nếu không ăn đúng cách.
- Có nhiều trường hợp khi ăn quá nhiều dứa sẽ gây nóng trong người, dẫn đến nổi mẩn và khiến cơ thể ngứa ngáy.
Kiêng bao lâu thì có thể ăn dứa lại bình thường?
Thông thường, bạn nên chờ từ 1 – 2 tuần sau nâng mũi rồi mới ăn lại dứa. Tuỳ vào cơ địa và tốc độ hồi phục khác nhau của mỗi người mà sẽ có thời gian kiêng cử khác nhau. Do đó, để chắc chắn hơn bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thời gian kiêng ăn dứa phù hợp với mình.
Các loại thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi
Bạn nên tránh ăn một số thực phẩm sau để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn:
- Hải sản: như tôm, cua, cá biển,…vì sẽ gây dị ứng và làm chậm quá trình lành vết thương
- Rau muống: làm tăng sinh collagen quá mức nên dễ dẫn đến sẹo lồi.
- Thịt bò, thịt gà: có thể làm vết thương thâm sạm và để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
- Thực phẩm từ gạo nếp: như xôi, bánh chưng,…vì có thể gây sưng viêm và mưng mủ vết thương.
- Đồ uống có cồn và chất kích thích: như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và sức khỏe sau khi nâng mũi.
Thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Để hỗ trợ quá trình hồi phục, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau:
- Rau xanh và trái cây: để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu protein từ thực vật: như đậu nành, đậu hũ, …giúp tái tạo mô và cơ để vết thương mau lành.
- Uống đủ nước: hỗ trợ cơ thể thải độc và thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Thực phẩm giàu vitamin C: như cam, chanh, bưởi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Bài viết này đã giải đáp thắc mắc: Nâng mũi ăn dứa được không? Hãy đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc vết thương đúng cách để mũi nhanh hồi phục và vào đúng dáng mũi mong muốn. Chúc bạn sở hữu chiếc mũi đẹp, giúp bạn thêm rạng rỡ và tươi tắn mỗi ngày.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://taraclinic.vn/nang-mui-an-dua-duoc-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
- https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-an-dua-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi ăn chôm chôm được không?
- Nâng mũi ăn canh rong biển được không?
- Nâng mũi ăn dưa muối được không?
- Nâng mũi ăn dưa hấu được không?
- Nâng mũi ăn chả lụa được không?