Nâng mũi ăn gà được không?

Thịt gà là một trong những loại thịt phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Thịt gà là một trong những loại thịt phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nhiều người muốn biết sau khi nâng mũi ăn gà được không? Thammynangmui sẽ giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết dới đây.

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất như:

  • Protein: giúp tái tạo mô và cơ.
  • Vitamin B6: hỗ trợ chuyển hóa năng lượng và các chức năng thần kinh.
  • Niacin (Vitamin B3): giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm cholesterol cho cơ thể.
  • Phốt pho: giúp xương và răng thêm chắc khoẻ.

Nâng mũi ăn gà được không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn nên kiêng ăn thịt gà sau khi nâng mũi để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương. Nguyên nhân là do:

  • Thịt gà có tính nóng nên dễ khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ và lâu lành.
  • Một số người có thể bị dị ứng với thịt gà, dẫn đến ngứa ngáy và khó chịu tại vùng mới phẫu thuật.

Nên kiếng ăn thịt gà bao lâu?

Thông thường nên kiêng ăn gà từ 2 đến 4 tuần sau khi nâng mũi. Sau khi vết thương đã lành và ổn định hơn, bạn có thể dần dần bổ sung thịt gà vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa phải và đảm bảo chế biến sạch sẽ để không gây ảnh hưởng đến vết thương và sức khoẻ của bạn.

Các thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi

Bên cạnh thịt gà, bạn nên tránh các thực phẩm sau để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn:

  • Hải sản:  vì dễ gây dị ứng và làm chậm quá trình lành vết thương
  • Đồ nếp: sẽ gây sưng viêm vết thương như: bánh chưng, cơm cháy,….
  • Thịt bò, rau muống: vì làm thâm sạm vết thương hoặc gây sẹo lồi.
  • Đồ uống kích thích: như rượu, bia, cà phê,…sẽ làm mũi lâu lành.
Thịt gà có tính nóng nên dễ khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ và lâu lành.
Thịt gà có tính nóng nên dễ khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ và lâu lành.

Nên ăn gì để mũi nhanh lành

Để hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn, bạn hãy bổ sung ăn các loại thực phẩm như:

  • Vitamin C: có trong cam, chanh, bưởi,…sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Chất xơ: như rau xanh, trái cây tươi,..hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Protein từ thực vật: đậu hũ, đậu nành,sữa,… giúp tái tạo mô và cơ, giúp mũi nhanh vào dáng và nhanh lành hơn.

Lưu ý khi chăm sóc sau nâng mũi

Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng cần lưu ý:

  • Vệ sinh vết thương đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
  • Hạn chế các hoạt động có thể gây chấn thương cho mũi như cúi người nâng vật nặng hoặc chơi thể thao.
  • Tái khám đúng lịch để bác sĩ kiểm tra và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất.

Bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc đúng cách để mũi nhanh lành và vào form mong muốn, giúp khuôn mặt thêm cân đối và hài hoà.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-an-thit-ga-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
  2. https://taraclinic.vn/nang-mui-co-duoc-an-thit-ga-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)