Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein thực vật. Nhiều người muốn biết sau khi nâng mũi ăn đậu nành được không? Thammynangmui sẽ giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể như:
- Protein: giúp tái tạo mô và cơ, hỗ trợ quá trình lành vết thương.
- Chất xơ: hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
- Vitamin B: giúp tăng cường năng lượng và hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Isoflavone: hợp chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào.
- Ngăn ngừa quá trình lão hóa: giúp làn da trở nên mịn màng hơn
Nâng mũi ăn đậu nành được không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn đậu nành. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành ( sữa đậu nành, đậu hũ,…) không chỉ lành tính mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe trong quá trình hồi phục.
Lợi ích khi ăn đậu nành sau nâng mũi
- Hỗ trợ lành vết thương: protein trong đậu nành giúp tái tạo mô và da nhanh chóng hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: các vitamin và khoáng chất trong đậu nành giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và viêm nhiễm.
- Cải thiện tiêu hóa: chất xơ trong đậu nành giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hoá tốt hơn.
Lưu ý khi ăn đậu nành sau nâng mũi
Mặc dù đậu nành là thực phẩm an toàn sau phẫu thuật, bạn cần lưu ý:
- Nên nấu chín đậu nành trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ tiêu hóa.
- Không nên ăn quá nhiều đậu nành và các món làm từ đậu nành quá nhiều trong một ngày để tránh gây đầy bụng hoặc khó tiêu.
- Không uống sữa đậu nành với đường đỏ
- Không ăn cam hoặc quýt sau khi uống sữa đậu nành 1 tiếng
- Không ăn hoặc uống đậu nành khi đang đói
- Những người bị lạnh bụng không nên uống sữa đậu nành
Các thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi
Để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn hãy tránh ăn:
- Hải sản: vì dễ gây dị ứng và làm chậm quá trình lành vết thương.
- Đồ nếp: như xôi, bánh chưng,…vì có thể gây sưng viêm vết thương.
- Thịt bò, rau muống: sẽ làm thâm sạm vết thương hoặc gây sẹo lồi.
- Đồ uống kích thích: như rượu, bia, cà phê,…sẽ làm vết thương lâu lành và gây biến chứng.
Nên ăn gì sau khi nâng mũi?
Thực phẩm giàu vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch để vết thương mau lành. Các loại trái cây như: cam quýt, dâu tây, kiwi, bông cải xanh,… là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Thực phẩm giàu kẽm: hỗ trợ quá trình lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu chất xơ: giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa táo bón như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
Thực phẩm giàu protein: giúp tái tạo tế bào, phục hồi mô và làm lành vết thương như: đậu hũ, sữa,…
Tóm lại, sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Tuy nhiên, hãy ăn với lượng vừa phải để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
Chúc bạn nhanh hồi phục và sớm sở hữu được chiếc mũi đẹp như ý, giúp bạn thêm tự tin mỗi ngày.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
- https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-co-duoc-uong-sua-dau-nanh-khong/ (Tiến sĩ thẩm mỹ Tống Hải)
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi ăn đậu que được không?
- Nâng mũi ăn đào được không?
- Nâng mũi ăn đậu bắp được không?
- Nâng mũi ăn đậu xanh được không?
- Nâng mũi ăn đậu hũ được không?