Nâng mũi ăn giá được không?

Giá là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.

Giá là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nhiều người muốn biết sau khi nâng mũi ăn giá được không? Thammynangmui sẽ giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của giá đỗ

Giá đỗ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể như:

  • Vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn.
  • Vitamin E: chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi các nhân gây hại.
  • Protein thực vật: hỗ trợ tái tạo mô và cơ.
  • Chất xơ: giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón sau khi phẫu thuật.

Nâng mũi ăn giá được không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn có thể ăn giá bình thường. Nguyên nhân là vì giá là một loại thực phẩm lành tính, không gây kích ứng và hỗ trợ quá trình hồi phục rất tốt như:

  • Thúc đẩy sản sinh collagen: giúp vết thương mau lành và giảm các nguy cơ gây viêm nhiễm.
  • Cung cấp vitamin và khoáng chất: hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tái tạo mô nhanh chóng.

Lợi ích khi ăn giá đối với sức khỏe

Giá mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: chứa hàm lượng enzyme lớn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Tăng cường miễn dịch: hàm lượng vitamin dồi dào giúp kích thích các tế bào bạch cầu chống lại vi khuẩn gây hại.
  • Hỗ trợ làm đẹp da: trong giá chứa vitamin E chống oxy hóa, giúp da mịn màng hơn và giảm nếp nhăn.

Các loại thực phẩm nên ăn sau nâng mũi

Để hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi nâng mũi, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu vitamin C, E: như nước cam, bưởi, dâu tây, bơ, cải xanh, hạt dẻ,…giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng hơn
  • Các loại quả mọng: như việt quất, nho, dâu tây, lựu,…giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương, hạn chế tình trạng mưng mủ, sẹo thâm, sẹo lồi.
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn: thực phẩm lành mạnh lợi cho đường ruột, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm như sữa chua, kombucha,…
  • Các loại ngũ cốc: như yến mạch, đậu xanh, đậu đỏ,… tốt cho quá trình hồi phục vết thương và nâng cao sức khỏe.
  • Các loại rau củ: như khoai tây, cải trắng, súp lơ, ớt chuông,..có kết cấu mềm, dễ nhai. Nhờ đó sẽ không ảnh hưởng đến mũi trong quá trình ăn uống.
Giá chứa vitamin E chống oxy hóa, giúp da mịn màng hơn và giảm nếp nhăn.
Giá chứa vitamin E chống oxy hóa, giúp da mịn màng hơn và giảm nếp nhăn.

Các loại thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi

Để tránh biến chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục, bạn nên kiêng các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm gây sẹo lồi: như rau muống, thịt bò, đồ nếp, da gà,…
  • Thực phẩm gây ngứa, mưng mủ: như hải sản, ốc, tôm, cua, mực, cá,…
  • Chất kích thích: như rượu, bia, cà phê,…

Tóm lại, sau khi nâng mũi bạn có thể ăn giá đỗ vì đây là thực phẩm lành tính nên không gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Chúc bạn sớm hồi phục và sở hữu được chiếc mũi đẹp như ý, giúp bạn thêm tự tin và rạng rỡ mỗi ngày.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-an-gia-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
  2. https://taraclinic.vn/nang-mui-an-gia-duoc-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)