Bắp xào là một món ăn vặt ngon và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Nhiều người muốn biết liệu có thể ăn bắp xào sau khi nâng mũi hay không? Thammynangmui sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.
Nâng mũi ăn bắp xào được không?
Bắp xào là món ăn vặt thơm ngon, hấp dẫn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nguyên liệu chính của món ăn này cũng rất đơn giản, bao gồm: hạt bắp, hành, tôm khô xào với bơ và gia vị. Bắp là nguồn cung cấp vitamin C, E và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Vậy sau khi nâng mũi có nên ăn bắp xào không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn nên hạn chế ăn bắp xào. Nguyên nhân là do món bắp xào có nhiều dầu mỡ và gia vị, có thể gây viêm nhiễm và làm chậm quá trình hồi phục vết thương. Thay vào đó, bạn có thể ăn bắp luộc hoặc bắp hấp vì chúng dinh dưỡng và an toàn hơn trong quá trình hồi phục sau nâng mũi.
Nên kiêng ăn bắp bao lâu?
Thông thường, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị trong khoảng 2-4 tuần, do đó hãy hạn chế ăn bắp xào trong thời gian này để vết thương lành nhanh hơn. Thời gian kiêng cử món ăn này đối với mỗi người cũng khác nhau, đối với các cơ địa nhạy cảm thì nên kiêng ăn lâu hơn để bảo đảm an toàn.
Những lưu ý khi ăn bắp sau nâng mũi
- Hãy ăn các loại bắp luộc hoặc hấp thay vì bắp xào để giảm lượng dầu mỡ và gia vị và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Không nên ăn quá nhiều bắp trong một ngày để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và vết thương.
- Nếu sau khi ăn bắp bạn cảm thấy có dấu hiệu bất thường như: ngứa, buồn nôn, vết thương sưng tấy, ..thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra cách xử lý kịp thời.
Các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau nâng mũi
Nâng mũi nên ăn gì?
Ưu tiên đồ mềm, lỏng: cháo, súp, sinh tố, sữa chua… giúp bạn dễ nuốt, làm giảm áp lực lên vùng mũi.
Rau củ quả tươi: cung cấp vitamin và khoáng chất giúp vết thương mau lành. Bạn nên chọn các loại rau mềm, dễ tiêu hóa như: bí đỏ, khoai lang, súp lơ,…
Thức ăn giàu protein: thịt heo, cá hồi, các loại hạt… cung cấp protein giúp cơ thể phục hồi.
Trái cây mềm: chuối, bơ, táo chín… dễ tiêu hóa và giàu vitamin giúp cơ thể lành nhanh hơn
Uống nhiều nước: sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố và tăng cường tuần hoàn máu để thúc đẩy quá trình hồi phục.
Nâng mũi nên kiêng gì?
Thực phẩm cứng và dai: gây khó khăn trong việc nhai, do dó dễ làm tổn thương vùng mũi.
Thực phẩm cay nóng: gây kích ứng làm vết thương lâu lành hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết thương.
Rượu bia, cà phê: làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu và tăng nguy cơ chảy máu vết thương.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể tra lời được câu hỏi: Nâng mũi ăn bắp xào được không? Để vết thương mau lành bạn hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tuân theo các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra an toàn và suôn sẻ.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://taraclinic.vn/bac-si-giai-dap-nang-mui-xong-an-bap-duoc-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
- https://bsphungmanhcuong.com/nang-mui-co-an-bap-duoc-khong/ (Bác sĩ Phùng Mạnh Cường)
Có thể bạn quan tâm: