Nước tương là một trong những gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam. Nhiều người thắc mắc rằng sau khi nâng mũi ăn nước tương được không? Thammynangmui sẽ giải đáp câu hỏi đó ngay trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của nước tương
Nước tương còn được gọi là xì dầu, là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Nước tương được làm từ đậu nành lên men, có màu nâu đen đặc trưng và hương vị mặn ngọt hài hòa giúp tăng hương vị cho món ăn. Thành phần chính của nước tương bao gồm:
- Đạm thực vật: cung cấp protein từ đậu nành.
- Muối: giúp tạo vị mặn và bảo quản sản phẩm.
- Đường: tạo vị ngọt nhẹ và cân bằng hương vị.
- Các axit amin: hình thành trong quá trình lên men, giúp nước tương có hương vị đặc trưng hơn.
Nâng mũi có nên ăn nước tương không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng nước tương để không gây ảnh hưởng đến vết thương. Nguyên nhân là vì:
- Hàm lượng muối cao: trong nước tương thường chứa lượng muối đáng kể, do đó có thể gây giữ nước trong cơ thể, dẫn đến sưng tấy vùng mũi và làm chậm quá trình hồi phục
- Nguy cơ kích ứng: một số người có thể nhạy cảm với các thành phần trong nước tương, dẫn đến kích ứng hoặc dị ứng làm ảnh hưởng đến vùng mũi sau khi phẫu thuật.
- Ảnh hưởng đến màu da: nhiều người nói rằng ăn nước tương sau khi nâng mũi có thể gây thâm sạm vùng da quanh mũi. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh câu nói trên, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn vẫn nên hạn chế ăn gia vị này.
Nên kiêng nước tương bao lâu sau khi nâng mũi?
Nên kiêng ăn nước tương từ 2 – 3 tuần sau khi nâng mũi. Thời gian kiêng cử của mỗi người cũng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục của mỗi người. Do đó, để chắn chắn hơn bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thời gian kiêng ăn nước tương phù hợp với mình nhất.
Những lưu ý sau khi nâng mũi
Để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và đạt kết quả thẩm mỹ tốt nhất, bạn nên:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương, dùng thuốc và các hoạt động cần tránh, hãy tuân thủ theo lời bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
- Chườm đá: chườm đá giúp giảm sưng và giảm đau.
- Nâng cao đầu khi ngủ: khi ngủ bạn nên kê gối cao để nâng cao đầu, giúp giảm sưng vết thương.
- Tránh chạm vào mũi: việc chạm vào mũi có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng.
- Uống thuốc theo chỉ định: không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
- Tránh các hoạt động mạnh: không nên tập thể dục, chạy nhảy hoặc hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
- Tránh thực phẩm cứng, dai và cay nóng: vì những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng và làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Uống đủ nước: nước sẽ giúp thể thanh lọc và hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn.
Tóm lại, bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn nước tương sau khi nâng mũi để đảm bảo vết thương nhanh lành và vào dáng mũi đẹp như ý muốn. Bên cạnh đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả và an toàn.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-an-nuoc-tuong-duoc-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ thẩm mỹ Tống Hải)
- https://alega.vn/tu-van-tham-my-mui/nang-mui-an-nuoc-tuong-duoc-khong-3-thuc-pham-nen-tranh.html (Bác sĩ Nguyễn Thị Ly Na)
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi ăn mắm tôm được không?
- Nâng mũi ăn bánh tráng trộn được không?
- Nâng mũi ăn bánh đa được không?
- Nâng mũi ăn bánh canh cá lóc được không?
- Nâng mũi ăn khổ qua được không?