Nâng mũi ăn bánh đa được không?​

Bánh đa còn gọi là bánh tráng, là một món ăn rất được yêu thích tại Việt Nam

Sau phẫu thuật nâng mũi, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục và đảm bảo mũi vào đúng from dáng mong muốn. Có nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể ăn bánh đa sau khi nâng mũi hay không? Trong bài viết này, Thammynangmui sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này và cung cấp thêm thông tin hữu ích cho các bạn.

Thành phần chính của bánh đa

Bánh đa còn gọi là bánh tráng, là một món ăn rất được yêu thích tại Việt Nam vì hương vị thơm ngon của nó. Món ăn này được làm chủ yếu từ bột gạo và các loại hạt đặc trưng như mè đen, mè trắng,… Bánh đa có nhiều loại và nhiều cách chế biến, sử dụng khác nhau, bao gồm:

  • Bánh đa nướng: bánh đa sẽ được nướng giòn, thường dùng để ăn kèm với các món gỏi hoặc như một món ăn vặt.
  • Bánh đa nem: dùng để cuốn nem rán hoặc nem cuốn.
  • Bánh đa cua: là nguyên liệu chính trong món bánh đa cua nổi tiếng của Hải Phòng, được rất nhiều người ưa chuộng.

Sau nâng mũi có nên ăn bánh đa không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, không nên ăn bánh đa sau khi nâng mũi vì có thể gây ảnh hưởng đến vết thương sau phẫu thuật, lý do là vì:

  • Bánh đa nướng: loại bánh đa này thường cứng và giòn, do đó khi ăn bạn cần nhai kỹ và nhai mạnh. Điều này sẽ tạo áp lực lên vùng mũi mới vừa phẫu thuật, gây khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
  • Bánh đa nem: loại này hường mềm hơn nhưng nếu cuốn với các nguyên liệu như thịt bò, hải sản, hoặc các gia vị cay nóng có thể gây kích ứng hoặc làm chậm quá trình hồi phục của vết thương.
  • Bánh đa cua: món ăn này thường chứa nhiều gia vị và dầu mỡ, không tốt cho quá trình hồi phục sau khi nâng mũi.

Ngoài ra, một số loại bánh đa còn chứa các thành phần như: mè, hành, tiêu, ớt, muối,… dễ gây kích ứng hoặc làm chậm quá trình lành vết thương.

Bạn nên kiêng ăn bánh đa trong ít nhất 1 tháng để mũi hồi phục hoàn toàn, khi đó bạn có thể ăn lại món ăn này với số lượng vừa phải để tránh gây ảnh hưởng không mong muốn đến vết thương.

Món bánh đa cua nổi tiếng của Hải Phòng được rất nhiều người ưa chuộng. 
Món bánh đa cua nổi tiếng của Hải Phòng được rất nhiều người ưa chuộng.

Những lưu ý về chế độ ăn uống sau khi nâng mũi

Chế độ ăn uống sau khi nâng mũi đóng vai trò rất lớn đến quá trình hồi phục của mũi, để đảm bảo an toàn cho mũi bạn hãy lưu ý một số điều như:

  • Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: hãy ưu tiên ăn các loại cháo, súp, trái cây xay nhuyễn,… để giúp giảm áp lực lên vùng mũi và hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất giúp vết thương mau lành hơn.
  • Hạn chế đồ ăn cứng, dai, cay nóng: tránh các loại thực phẩm này để không làm ảnh hưởng và tránh tình trạng sưng tấy vết thương.
  • Uống đủ nước: nước giúp cơ thể đào thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da, do đó uống đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.

Tóm lại, việc ăn bánh đa có thể gây ảnh hưởng đến vết thương sau khi nâng mũi. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn các món ăn này để đảm bảo quá trình hồi phục vết thương diễn ra an toàn và suôn sẻ. Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi đẹp và cân đối với khuôn mặt, giúp bạn thêm tự tin và rạng rỡ.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-co-an-banh-trang-duoc-khong (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/nang-mui-kieng-gi-trong-an-uong-nen-an-nhung-loai-thuc-pham-nao (Bác sĩ CKI Dương Ngọc Vân)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)