Nâng mũi ăn gạo lứt được không?

Gạo lứt được xem là một loại "siêu thực phẩm" cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

Gạo lứt được xem là một loại “siêu thực phẩm” cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người muốn biết sau khi nâng mũi ăn gạo lứt được không? Thammynangmui sẽ giải đáp thắc mắc này ngay trong bài bài viết dưới đây.

Sau khi nâng mũi ăn gạo lứt được không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể ăn gạo lứt sau khi nâng mũi.

Gạo lứt là một thực phẩm bổ dưỡng rất nên ăn sau phẫu thuật để cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Lợi ích khi ăn gạo lứt sau nâng mũi

Khi ăn gạo lứt sau khi nâng mũi sẽ cung cấp những dưỡng chất có lợi cho quá trình hồi phục như:

  1. Cung cấp năng lượng và dưỡng chất: gạo lứt chứa carbohydrate phức tạp, cung cấp nguồn năng lượng và duy trì sức khỏe cho cơ thể.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: hàm lượng chất xơ cao trong gạo lứt giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  3. Tăng cường hệ miễn dịch: các vitamin nhóm B và khoáng chất như magie, phốt pho trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể chống lại vi khuẩn và viêm nhiễm.
  4. Chống oxy hóa: gạo lứt chứa các hợp chất phenol và flavonoid có đặc tính chống oxy hóa tốt. Giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Những lưu ý khi ăn gạo lứt sau nâng mũi

Mặc dù gạo lứt mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đảm bảo an toàn thì bạn vẫn nên chú ý một số điều sau:

  • Chọn gạo lứt chất lượng, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng.
  • Tránh sử dụng gạo lứt đã để lâu hoặc có dấu hiệu hỏng.
  • Gạo lứt giàu chất xơ và vitamin B hơn gạo trắng, do đó hãy nấu và nhai kỹ để tránh tình trạng khó tiêu.
  • Người bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt canxi, tiêu chảy, viêm ruột hoặc có chức năng tiêu hóa kém thì không nên ăn gạo lứt.
  • Những người bị bệnh thận không nên ăn gạo lứt vì sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Tránh sử dụng gạo lứt đã để lâu hoặc có dấu hiệu hỏng.
Tránh sử dụng gạo lứt đã để lâu hoặc có dấu hiệu hỏng để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Một số lưu ý sau khi nâng mũi

Nên ăn gì?

  • Các loại trái cây mềm, rau xanh, súp, cháo, ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch, gạo lứt).
  • Thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng để giúp vết thương mau lành.
  • Uống nhiều nước để cơ thể được cung cấp đủ nước.

Nên kiêng ăn gì?

  • Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, dai, cay nóng và nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn các thực phẩm dễ gây sẹo lồi như thịt bò, hải sản, rau muống, đồ nếp.
  • Tránh sử dụng rượu bia, cà phê và các chất kích thích vì sẽ làm vết thương lâu lành.

Nên chăm sóc mũi như thế nào để nhanh lành?

  • Vệ sinh mũi nhẹ nhàng bằng bông sạch và nước muối sinh lý.
  • Tránh chạm vào vết thương, không dùng tay bóc vảy để tránh chảy máu.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm đá lạnh trong những ngày đầu để giúp mũi giảm sưng và đau.
  • Nên kê cao gối khi ngủ để giảm sưng tấy.
  • Tránh hoạt động mạnh và vận động quá sức để không làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
  • Không trang điểm trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật để tránh bị nhiễm trùng.

Tóm lại, sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn gạo lứt vì không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục. Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi đẹp như ý muốn, giúp bạn thêm xinh đẹp và rạng rỡ mỗi ngày.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-an-gao-lut-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
  2. https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/che-do-dinh-duong-dac-biet/nang-mui-kieng-gi/  (Bác sĩ Tạ Trung Kiên)

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)