Đậu phộng là một loại hạt giàu dinh dưỡng, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều người muốn biết nâng mũi ăn đậu phộng được không? Thammynangmui sẽ giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.
Nâng mũi ăn đậu phộng được không? Nên kiêng ăn bao lâu?
Đậu phộng chứa nhiều chất béo không bão hòa, protein, vitamin E, các khoáng chất như magie, kali,…rất tốt cho cơ thể.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng ăn đậu phộng từ 7 – 14 ngày. Nguyên nhân là vì đậu phộng có tính nóng, do đó dễ gây sưng viêm và làm chậm quá trình lành vết thương.
Các sản phẩm từ đậu phộng như kẹo đậu phộng, đậu phộng rang muối, đậu phộng ngào đường,…cũng không không nên ăn trong giai đoạn này.
Tại sao nên kiêng đậu phộng sau nâng mũi?
Động phộng có rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên món ăn này không phù hợp sau khi nâng mũi. Lý do là vì:
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: tính nóng của đậu phộng có thể gây sưng tấy và viêm nhiễm vết thương.
- Làm chậm quá trình hồi phục: chất béo trong đậu phộng dù lành mạnh nhưng tiêu thụ quá mức có thể làm tăng viêm và sưng, làm chậm quá trình phục hồi
- Nguy cơ dị ứng: nếu bạn có tiền sử dị ứng với đậu phộng thì tuyệt đối nên tránh xa món ăn này vì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Nên ăn gì và kiêng gì sau khi nâng mũi
Thực phẩm nên kiêng:
- Hải sản: vì dễ gây dị ứng và làm chậm quá trình lành vết thương.
- Thực phẩm từ gạo nếp: như xôi, bánh chưng,…sẽ gây sưng viêm và tạocảm giác khó chịu.
- Thịt bò, rau muống: sẽ làm vết thương bị thâm sạm hoặc gây sẹo lồi.
- Đồ uống kích thích: như rượu, bia, cà phê,…sẽ làm vết thương bị kích ứng và lâu lành.
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy sản sinh collagen, giúp vết thương nhanh lành. Thường có trong: trái cây họ cam quýt (cam, quýt, bưởi), dâu tây, kiwi, ớt chuông, đu đủ…
- Thực phẩm giàu protein thực vật: giúp cơ thể tái tạo mô và làm lành vết thương nhanh chóng. Thường có trong đậu nành, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều) và sữa.
- Thực phẩm giàu kẽm: giúp tăng cường hệ miễn dịch và vết thương mau lành. Thường có trong: các loại hạt (bí ngô, hạt hướng dương), đậu lăng và ngũ cốc nguyên hạt.
- Thực phẩm giàu vitamin A: giúp tăng sinh tế bào da và màng nhầy, từ đó hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng. Thường có trong: cà rốt, bí đỏ, khoai lang, rau lá xanh đậm (cải xoăn, rau bina), quả bơ.
- Thực phẩm giàu chất xơ: giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục toàn diện của cơ thể. Thường có trong: các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt cà rốt, bí đỏ, khoai lang,…
Tóm lại, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng ăn đậu phộng trong khoảng 7 – 14 ngày đầu để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi. Hãy luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật để mũi nhanh lành và vào đúng form dáng mong muốn.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://thammythucuc.vn/tham-my-mui/nang-mui-an-dau-phong-duoc-khong.html? (Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Vượng)
- https://levanvinh.com/nang-mui-an-dau-phong-duoc-khong/ (Bác sĩ Lê Văn Vĩnh)
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi ăn đậu que được không?
- Nâng mũi ăn đậu rồng được không?
- Nâng mũi ăn đậu nành được không?
- Nâng mũi ăn đậu xanh được không?
- Nâng mũi ăn đậu hũ được không?