Nguyên nhân gây ra tình trạng tụ dịch sau nâng mũi
Quá trình bóc tách mô và chỉnh sửa cấu trúc đã gây ra tổn thương các mô mềm xung quanh và mạch bạch huyết. Đây là thứ gây ra tác động lên cơ chế kháng viêm tại vùng phẫu thuật bằng cách tạo ra chất dịch lỏng. Sau khoảng 2 đến 3 ngày kể từ khi phẫu thuật xong, chất dịch này phát triển thành túi lớn và tích tụ gây cảm giác sưng đau, khó chịu
Với trường hợp vệ sinh đúng cách, sau khoảng 7 – 10 ngày chất dịch sẽ giảm dần. Với trường hợp cơ địa bệnh nhân xấu, thời gian này là dài hơn, có thể là 2 – 3 tuần

Khi nào cần tiến hành hút dịch sau nâng mũi?
- Tích tụ dịch máu: Sau khi phẫu thuật, có trường hợp bệnh nhân gặp phải xuất huyết sau khi phẫu thuật, dịch mũi có thể bị tích tụ trong mũi
- Dịch tiết nhiều, chứa cả mủ lẫn tế bào máu: Việc dịch bao gồm mủ và máu chính là dấu hiệu cho việc nhiễm trùng, viêm sau khi phẫu thuật. Cần can thiệp kịp thời nếu không sẽ gặp biến chứng rất nặng
- Sưng tấy, đau nhức kéo dài kèm chảy dịch: Sau khi phẫu thuật, vùng da quanh vết thương sẽ bị sưng phù khi có các túi chứa ngoài dịch và các u xuất hiện dưới lớp biểu bì. Khi đó vùng này sẽ đỏ, sưng tấy, cảm giác rất khó chịu và cần sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ
- Dịch có mùi hôi: Mùi hôi xuất hiện cũng chính là các tế bào và mô bị chết sau đó tại vị trí này sẽ xuất hiện mùi hôi vì sưng viêm. Tình trạng này nếu kéo dài quá một tuần, bạn cần có sự tư vấn và chữa trị của bác sĩ vì rất có thể sẽ xảy ra hoại tử

Hút dịch sau nâng mũi có đau không?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng chịu đau của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cho sử dụng gây tê trong quá trình hút dịch. Quy trình hút dịch diễn ra như sau:
Bước 1: Sử dụng thuốc tê: Tiến hành tiêm thuốc tê vào khu vực mũi để làm giãn các mạch máu và gây tê
Bước 2: Tiến hành hút dịch: Dùng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ dịch và máu tụ trong vùng mũi sau đó làm sạch khoang mũi
Bước 3: Đặt băng gạc: Sử dụng một miếng băng gạc để ngăn dịch quay trở lại, cố định vách ngăn bằng nẹp mũi và cố định vùng sống mũi
Bước 4: Các bác sĩ hướng dẫn vệ sinh tại nhà.
Làm sao để tránh bị dịch sau nâng mũi?
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc,…
- Không đụng chạm mạnh vào mũi như nắn, sờ, massage,…
- Không tác động đến vùng mũi như gãi, đẩy xô xệch sụn,..
- Chườm đá để bớt sưng
- Thanh nẹp và băng bó cần có chỉ định của bác sĩ mới được tháo
- Kiêng ăn đồ ăn gây sẹo, gây ảnh hưởng đến sắc tố da
- Các vùng vết thương phải được bảo đảm tránh nước…
- Nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật để cơ thể cũng như vết thương được ổn định
Bài viết được tham khảo từ:
- https://taraclinic.vn/hut-dich-sau-nang-mui-co-dau-khong-lam-the-nao/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
- https://benhvienthammykangnam.vn/tham-my-mui/tu-dich-sau-nang-mui/ (Bác sĩ CKI. Henry Nguyễn)