Dấu hiệu nâng mũi không hợp sụn là gì?

Hình ảnh minh hoạ khách hàng đau nhức khi nâng mũi không hợp sụn

Phương pháp nâng mũi ngày nay tuy giúp cải thiện nhan sắc những vẫn ẩn chứa rủi ro phải tháo sụn do nâng mũi không hợp sụn. Vậy dấu hiệu nâng mũi không hợp sụn là gì? Thammynangmui sẽ giải đáp cho bạn ngay bây giờ.

Những dấu hiệu mũi không hợp sụn khi nâng mũi là gì?

Mũi bị nhiễm trùng, gây đau nhức và ngứa

Nếu mũi xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng mủ và đầu mũi đỏ thì đây là dấu hiệu cho thấy mũi đã bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng mũi sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu, đây là biểu hiện của tình trạng mũi không hợp sụn, do đó bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có thể xử lý nhiễm trùng kịp thời.

Thủng da đầu mũi

Tình trạng nhiễm trùng mũi nặng khi:  vật liệu sụn đâm vào đầu mũi của bạn, dẫn đến tình trạng thủng da đầu mũi, làm sụn lòi ra ngoài và làm xương sống mũi bị tiêu huỷ. Việc này cũng sẽ gây nguy cơ làm mũi bị thấp hơn.

Mũi nghiêng, vẹo

Nguyên nhân của dấu hiệu này có thể do tay nghề của bác sĩ chưa cao dẫn đến tình trạng bị lệch hoặc vẹo sụn, ngoài ra cũng có thể do sử dụng chất liệu sụn chưa tốt. Bạn cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ uy tín để giải quyết vấn đề này sớm nhất.

Mũi có mùi hôi

Khi mũi bị vi khuẩn tấn công trong quá trình nâng mũi có thể gây tụ dịch, làm mũi có mùi hôi và tạo ra cảm giác đau tại vùng mũi bị tổn thương.

Nguyên nhân nào khiến nâng mũi bị dị ứng sụn?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng nâng mũi không hợp sụn, có thể kể đến như:

  • Do cơ địa của khách hàng: tuỳ vào thể trạng khác nhau của từng người mà có sự thích ứng sụn mũi khác nhau. Nếu cơ địa của khách hàng không tương thích với sụn mũi, các bác sĩ buộc phải tháo sụn ra và thay thế bằng loại sụn mới. Nếu không khi cơ thể đào thải sụn ra bên ngoài do không thích nghi được sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng khiến mũi bị biến dạng.
  • Chất lượng sụn không đảm bảo: việc sử dụng những loại sụn mũi chất lượng cao khi phẫu thuật là rất quan trọng. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều những trung tâm thẩm mỹ chui, thiếu uy tín lựa chọn sử dụng những loại sụn không rõ nguồn gốc để tiết kiệm chi phí, do đó khiến xảy ra những tình trạng đáng tiếc như: mưng mủ, hoại tử, nhiễm trùng,…
  • Chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng: quá trình chăm sóc sau hậu phẫu là vô cùng quan trọng, việc không có chế độ ăn uống và chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng làm vết thương nhiễm trùng, dị ứng sụn, hoại tử,…
Hình ảnh nâng mũi bị dị ứng sụn
Hình ảnh nâng mũi bị dị ứng sụn

Những chất liệu sụn nên sử dụng để tránh gây dị ứng:

  • Sụn Silicon: đây là loại sụn có thể định hình dáng mũi tốt, tự nhiên, có thể sử dụng trên dưới 10 năm nếu cơ thể tương thích.
  • Surgiform: đây là một loại sụn được ưa chuộng do có tính tương thích cao với nhiều khách hàng và không gây ra tình trạng dị ứng.
  • Softxil: loại sụn này là loại được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất, hầu hết thích nghi với cơ địa của tất cả mọi người kể cả những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra sụn Softxil còn có thời hạn sử dụng lên đến 30 năm, giúp duy trì và ổn định form mũi của bạn lâu dài.
Hình ảnh mô phỏng nâng mũi bằng sụn Softxil
Hình ảnh mô phỏng nâng mũi bằng sụn Softxil

Những cách xử lý khi có dấu hiệu mũi không hợp sụn

  • Bình tĩnh: điều trước tiên bạn cần làm khi nhận thấy dấu hiệu nâng mũi không hợp sụn là phải bình tĩnh. Nếu bạn hoang mang sẽ không thể giải quyết tốt vấn đề và còn có thể làm mọi việc nghiêm trọng hơn.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ: bạn hãy liên lạc ngay với bác sĩ của mình để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục hiệu quả. Nếu cơ sở thẩm mỹ của bạn không chịu trách nhiệm, hãy nhanh chóng đến các bệnh viện lớn để được xử lý kịp thời.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những rủi ro tiềm ẩn khi nâng mũi không hợp sụn. Để đảm bảo kết quả thẩm mỹ như ý và tránh những biến chứng đáng tiếc, việc lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín và các bác sĩ có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Bạn hãy tham khảo thật kĩ càng và đưa ra quyết định sáng suốt trước khi quyết định phẫu thuật nâng mũi.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://taraclinic.vn/dau-hieu-mui-khong-hop-sun-va-cach-xu-ly/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-hieu-mui-khong-hop-sun-va-cach-xu-tri (Bác sĩ Đinh Văn Chỉnh)
  3. https://www.beautymedi.vn/blog/dau-hieu-mui-khong-hop-sun/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Shin Dong Min)
5/5 - (2 bình chọn)