Phẫu thuật tháo sống mũi và 6 cách Chăm Sóc giúp mũi Lành Nhanh

Phẫu thuật tháo sống mũi cũng được tiến hành tương tự như một ca nâng mũi bình thường. Chính vì vậy, cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để dáng mũi nhanh chóng ổn định, trở về trạng thái bình thường, da mũi không nhăn nheo.

Ai cũng biết, phẫu thuật tháo sống mũi phải dựa trên từng tình trạng cụ thể của mỗi người. Chính vì vậy, mỗi một trường hợp sẽ có cách khắc phục riêng, kéo theo đó là cách chăm sóc cũng khác nhau. Do đó, kĩ thuật phẫu thuật tháo sống mũi cũng ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc sau đó.

Mũi bị hỏng sau khi nâng do nhiều nguyên nhân như thực hiện tại địa chỉ thẩm mỹ không uy tín, sử dụng chất liệu sụn kém chất lượng, trang thiết bị cũ, phòng mổ không được vô trùng, chuyên môn của bác sĩ còn yếu kém,…dẫn đến mũi bị hỏng, lộ chất liệu sụn, bóng đỏ, lệch vẹo,…. Thông thường, phẫu thuật tháo sống mũi , tháo sụn mũi cấu trúc được chia thành 2 phương pháp, cụ thể:

 Phẫu thuật tháo sống mũi có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chăm sóc sau hậu phẫu

a) Đưa chất liệu sụn mũi ra ngoài, thay thế bằng chất liệu mới

+ Nếu mũi sau phẫu thuật nâng mũi bị lộ sống, bóng đỏ thì phải phẫu thuật lấy sống mũi cũ ra và thay thế bằng sụn mới (ưu tiên chất liệu sụn tự thân). Bác sĩ sẽ chỉnh sửa bằng cách độn thêm sụn tự thân hoặc vật liệu khác từ cơ thể (ví dụ: sụn tai…) để bao bọc bảo vệ đầu mũi.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể làm lại ngay lúc lấy sống mũi cũ ra hoặc phải chờ 3 đến 6 tháng sau mới được tiến hành lại. Trường hợp này không khác gì phẫu thuật nâng mũi thông thường. Do đó, bạn cũng cần thực hiện chế độ kiêng khem đúng cách.

+ Sống mũi nghiêng, lỗ mũi không cân xứng thì bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật tháo sống mũi để tiến hành bóc tách, đặt lại chất liệu sụn cho khớp vị trí, cấu trúc mũi. Có thể sử dụng lại chất liệu sụn cũ mà không cần thay thế bằng sụn mới nếu như mũi không có dấu hiệu dị ứng trước đó.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không? Đâu là chất liệu sụn tốt nhất?

b) Chỉ cần tháo chất liệu cũ đưa ra ngoài

Bác sĩ sẽ đưa chất liệu sụn cũ ra ngoài bằng đường mổ trước đây

+ Mũi bị dị ứng với chất liệu độn: Với trường hợp như mũi sưng nề, tấy đỏ kéo dài, chảy dịch liên tục, ngứa ngáy, khó chịu,…bạn sẽ cần phẫu thuật tháo sống mũi càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trùng với vết mổ cũ để đưa chất liệu sụn cũ ra ngoài. Thời gian thực hiện rất nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút.

2/ Hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau khi phẫu thuật tháo sống mũi

Như đã nói ở bên trên, phẫu thuật tháo sống mũi đều phải động chạm đến dao kéo và được thực hiện lại như một ca nâng mũi bình thường. Chính vì vậy, bạn cũng cần có chế độ chăm sóc sau hậu phẫu phù hợp để không gặp phải tình trạng sẹo xấu.

a) Vệ sinh vết mổ như thế nào?

Bạn nên vệ sinh cho vết thương bằng cách sử dụng bông tăm và nước muối sinh lý. Bông tăm sẽ giúp bạn dễ dàng lau sạch vết mổ một cách chính xác. Lưu ý bạn nên thực hiện vệ sinh 4,5 lần/ngày.

b) Gội đầu, tắm rửa đúng cách sau phẫu thuật tháo sống mũi

Sau khi phẫu thuật tháo sống mũi bạn sẽ không được gội đầu, tắm rửa như thường lệ. Thay vào đó, khi tắm bạn cần chú ý để nước không dính vào mũi, không nên cúi xuống để gội đầu, tránh tình trạng tụt sụn khi sống mũi chưa ổn định hay chảy dịch quá nhiều.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi sau bao lâu được thì rửa mặt? 5 Lưu ý để có Dáng Mũi Đẹp

c) Chườm lạnh giảm sưng theo hướng dẫn

Sử dụng túi chườm lạnh để vết thương giảm sưng nề

Chiếc mũi của bạn sẽ được giảm sưng đáng kể khi được chườm lạnh. Theo kinh nghiệm chăm sóc sau khi phẫu thuật tháo sống mũi, bạn nên sử dụng nước lạnh bọc vào gang tay nilon sạch hoặc túi chườm để lên vùng trán, hai bên má và những vị trí bị sưng nề nhiều.

Việc sử dụng nước lạnh sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bỏng rát và cũng có thể chườm được lâu. Khi chườm sẽ ấn nhẹ, xoay tròn trên vùng da. Bạn tuyết đối không được để nước dính vào mũi.

d) Ngủ đúng tư thế, không hoạt động mạnh sau khi phẫu thuật tháo sống mũi.

Không cúi gằm mặt xuống bàn hoặc nằm nghiêng sang trái, phải quá lâu. Ngoài ra, bạn cũng nênmMặc trang phục đơn giản để tránh các va chạm vào mũi. Không chơi thể thao, không hoạt động mạnh trong vòng một tháng.

3/ Chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật tháo sống mũi

a) Sau phẫu thuật tháo sống mũi nên ăn gì?

Bổ sung vitamin C sau ngày phẫu thuật tháo sống mũi

Trong suốt quá trình cơ thể thích nghi với chất liệu sụn mới, để quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, mũi nhanh ổn định, bạn cần bổ sung ngay cho mình những thực phẩm dưới đây:

+ Các loại hoa quả: Cam, bưởi, ổi, kiwi, đu đủ, quýt, mâm xôi,…

+ Các loại rau: Rau chân vịt, rau cải ngồng, bí đỏ, gấc,…

+ Các loại củ: Khoai lang, cà rốt,…

+ Các loại hạt: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, gạo lứt, hạt điều, yến mạch …

+ Thực phẩm chứa nhiều chất đạm, protein: Thịt lợn nạc, đậu phụ, lạc, thịt cừu, …

Sau khi phẫu thuật tháo sống mũi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống một số loại thuốc kháng sinh chống sưng nề, viêm nhiễm. Điều này khiến bạn gặp phải tình trạng nóng trong người, mẩn ngữa, nổi mụn, dị ứng,…

Chính vì vậy, trong thời gian này bạn cần phải bổ sung thật nhiều vitamin A, C, chất xơ để hạn chế tác dụng phụ này.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi nên ăn trái cây gì? 7 Loại quả giúp mũi Nhanh Hồi Phục

b) Nên kiêng gì sau khi phẫu thuật tháo sống mũi?

Những thực phẩm sau đây có chứa một số thành phần khiến chiếc mũi của bạn lâu lành, sưng nề kéo dài, để lại sẹo xấu,…. Một số loại thực phẩm còn khiến bạn bị dị ứng, khó chịu và xuất hiện những hiện tượng không mong muốn cần phải loại bỏ trong thực đơn hàng ngày.

Cần phải kiêng thực phẩm gây sẹo lồi trong vòng 1 tháng

+ Thực phẩm gây sẹo lồi, sẹo thâm: Thịt bò, trứng, rau muống, …

+ Thực phẩm khiến vết thương ngứa ngáy, khó chịu, dị ứng: Hải sản, da gà, đồ nếp

+ Thực phẩm khiến vết thương lâu lành: Đồ ngọt, chất kích thích như nước có gas, rượu, bia, cafe, đồ cay nóng như cà muối, dưa muối, kim chi, ớt, nội tạng động vật, mỡ động vật,…

Ngoài những thực phẩm được kể trên, bạn có thể bổ sung những loại rau, củ, quả, thịt mà cơ địa dị ứng để tránh tình trạng mẩn ngứa. Bạn nên thực hiện kiêng khem trong vòng 1 tháng. Nếu bạn thuộc cơ địa dữ thì tốt nhất nên kiêng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng cho đến khi mũi hết sưng.

>>>> Xem thêm: Nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Top 6 thực phẩm “Cấm Kỵ” cho từng cơ địa

Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về phương pháp, cách chăm sóc sau phẫu thuật tháo sống mũi, vui lòng liên hệ Hotline 1900.6499 hoặc ghi lại thông tin tại nút Đăng ký tư vấn bên dưới, đội ngũ bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn trong thời gian nhanh nhất. Chúc bạn sớm có dáng mũi nhanh ổn định!