Tình trạng đầu mũi bị đỏ kéo dài sau khi nâng mũi là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Vậy nguyên nhân làm đầu mũi bị đỏ sau nâng là gì và cách xử lý như thế nào? Thammynangmui giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân nào làm cho mũi sửa bị đỏ?
- Do vết thương phẫu thuật chưa hồi phục
Phương pháp nâng mũi là một loại phẫu thuật xâm lấn, do đó sau khi phẫu thuật phần mũi thường sẽ có màu hồng đậm hoặc đỏ do các mao mạch máu căng lên. Đối với những bạn có vùng da đầu mũi mỏng thường sẽ có những triệu chứng bầm đỏ và sưng nhiều hơn, thời gian kéo dài cũng lâu hơn. Tuy nhiên, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể, thông thường tình trạng này sẽ giảm dần từ 5 – 7 ngày sau khi phẫu thuật.
- Do gặp phải các biến chứng khi nâng mũi
Nếu tình trạng đầu mũi bị đỏ sau nâng kéo dài lâu hơn 10 ngày, bạn nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Rất có thể vùng mũi vừa phẫu thuật đã gặp phải những biến chứng không mong muốn như: mưng mủ, xuất huyết,…
Nguyên nhân của các biến chứng khi nâng mũi thường là do sử dụng dịch vụ ở các trung tâm thẩm mỹ kém chất lượng, họ sẽ sử dụng các loại sụn nâng mũi không đạt tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí. Những loại sụn này khi đưa vào cơ thể rất dễ bị đào thải dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy, mưng mủ kéo dài.
Ngoài ra yếu tố tay nghề của bác sĩ cũng góp phần vô cùng quan trọng đến sự thành công của ca phẫu thuật, do đó bạn cần lựa chọn những bác sĩ có chuyên môn cao và có giấy phép hành nghề do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, nếu bạn nâng mũi quá cao cũng sẽ gây biến dạng mũi bởi dễ làm mũi bị căng tức và bóng đỏ vì da và mô cơ không đủ khả năng để nâng đỡ và bao bọc sống mũi.
- Đầu mũi bị đỏ do nhiễm trùng
Đầu mũi bị đỏ do nhiễm trùng là một biến chứng nặng sau khi nâng mũi, lúc này các vi khuẩn đã xâm nhập vào vết thương hở, làm các mạch máu bị sưng và vỡ ra dẫn đến tình trạng đầu mũi bị sưng đỏ, nặng hơn có thể gây sưng mủ và chảy dịch ở mũi.
Nguyên nhân lớn nhất làm mũi bị nhiễm trùng thường là do môi trường phẫu thuật không được vô trùng kĩ càng, các dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng bài bản. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại tấn công vào bên trong các vết thương hở. Bên cạnh đó, việc vệ sinh mũi tại nhà sau khi phẫu thuật không đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến mũi bị viêm nhiễm và gây ra các biến chứng sau khi nâng.
Những cách xử lý đầu mũi sửa bị đỏ sau khi nâng mũi
Đầu mũi bị đỏ sau nâng mũi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó chịu cho những người đang gặp phải tình trạng này. Tuỳ vào từng nguyên nhân khác nhau mà các phương pháp xử lý cũng có sự khác biệt. Cụ thể là:
- Tháo sụn:
Nếu mũi của bạn bị đỏ sau khi sửa do chất liệu sụn nâng mũi không phù hợp hoặc lựa chọn dáng mũi chưa đúng cách, ví dụ như: nâng mũi quá cao so với khuôn mặt khiến các mô cơ không đủ khả năng bao bọc sụn,…Khi đó các bác sĩ phải tiến hành tháo sụn để mũi quay về trạng thái bình thường, sau đó sẽ tiến hành chọn loại sụn mới phù hợp với bạn để khắc phục tình trạng mũi bị sưng đỏ, lộ sống.
- Vệ sinh mũi đúng cách:
Quá trình chăm sóc hậu phẫu đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp vết thương hồi phục nhanh hơn. Do đó bạn nên lưu ý vệ sinh mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể chườm đá để giảm sưng, giảm máu bầm trong một tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với các vết thương hở trên mũi để hạn chế tình trạng bị mưng mủ hoặc nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối loãng để sát khuẩn và vệ sinh vùng mũi, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng sau khi nâng mũi.
- Sử dụng thuốc theo đơn của Bác sĩ:
Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau, giảm viêm, giảm sưng, thuốc kháng sinh và thuốc bôi sẹo cho bạn. Bạn hãy lưu ý sử dụng thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ đã kê để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra an toàn và nhanh chóng. Tuyệt đối không nên tự ý mua hoặc dùng các loại thuốc bên ngoài vì rất dễ gây ra tình trạng bị kích ứng, làm mũi sửa bị đỏ nặng hơn.
Tóm lại, nguyên nhân gây ra tình trạng đầu mũi bị đỏ sau nâng có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín và lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn hơn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được nguyên nhân và cách xử lý đầu mũi bị đỏ sau khi nâng mũi. Mong rằng bạn sẽ sớm sở hữu chiếc mũi hài hoà và cân đối với khuôn mặt, giúp bạn thêm tự tin và rạng rỡ.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://taraclinic.vn/dau-mui-bi-do-sau-nang-mui-va-cach-khac-phuc/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
- https://thammykyoto.vn/do-dau-mui-sau-nang-mui (Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hiếu Liêm)