Sống mũi lõm sau khi tháo sụn thì phải làm sao?

Đầu mũi và sống mũi bị lõm gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe.

Sau khi tháo sụn, nhiều người sẽ gặp tình trạng đầu mũi và sống mũi bị lõm, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe. Vậy biện pháp khắc phục tình trạng sống mũi bị lõm sau khi tháo sụn là gì? Thammynangmui sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết này.

Sống mũi bị lõm sau khi tháo sụn nên cải thiện bằng cách nào?

1. Phương pháp tiêm filler để cải thiện sống mũi lõm

Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng sống mũi lõm phổ biến hiện nay là tiêm filler. Filler là một chất làm đầy có cấu tạo từ Axit Hyaluronic được Bộ Y Tế Thế Giới (WHO) kiểm định và chứng nhận an toàn khi tồn tại trong cơ thể con người.

Các bác sĩ sẽ thực hiện bằng cách tiêm một lượng filler phù hợp vào vùng mũi bị lõm của bạn bằng các thiết bị kim tiêm chuyên dụng. Đồng thời sẽ nắn chỉnh lại phần mô, giúp mũi của bạn cao và thẳng như ý muốn, giúp bạn khắc phục được khuyết điểm sống mũi lõm hoặc đầu mũi bị lõm.

Ưu điểm: thời gian thực hiện ca phẫu thuật nhanh, không sưng, không đau, không để lại sẹo và giúp tiết kiệm chi phí

Nhược điểm: thời gian duy trì ngắn, chỉ từ 6-12 tháng.

2. Sử dụng trung bì mỡ để cải thiện sống mũi lõm 

Trong phẫu thuật thẩm mỹ, trung bì mỡ là chất liệu tự thân được các bác sĩ sử dụng để tạo hình mũi mới sau khi đã loại bỏ sụn cũ. Lý do là vì sụn cũ gây biến chứng hoặc không phù hợp với cơ thể khách hàng.

Hình ảnh mô phỏng cấu tạo các lớp biểu bì của da 
Hình ảnh mô phỏng cấu tạo các lớp biểu bì của da

Quy trình sử dụng trung bì mỡ để cải thiện sống mũi lõm, đầu mũi bị lõm được tiến hành như sau:

  • Bước 1: xác định vị trí để lấy trung bì mỡ. Thông thường những nơi thích hợp để lấy trung bì mỡ là vùng mông, bẹn hoặc vùng bụng dưới (vùng bikini). Trong số đó, trung bì mỡ mông phù hợp nhất để nâng sống mũi cao tự nhiên vì có độ dày 2 – 4mm.
  • Bước 2: bác sĩ sẽ bắt đầu bóc tách các lớp biểu mô ra khỏi lớp trung mô, tiếp theo bác sĩ sẽ tính toán để lấy lượng trung bì phù hợp tuỳ theo độ dày hoặc mỏng của nó. Nếu lớp biểu bì bên trên lấy càng mỏng thì lớp trung bì thu được càng dày và ngược lại.
  • Bước 3: bác sĩ sẽ ngâm lớp trung bì mỡ vừa được lấy ra vào kháng sinh, vùng vết thương sẽ được cầm máu, khâu vết thương thẩm mỹ và băng ép vết thương.
  • Bước 4: các bác sĩ sẽ tiến hành đặt lớp trung bì mỡ vào mũi để cải thiện sống mũi lõm. Sử dụng phương pháp cấy ghép khối trung bì mỡ với một điểm cố định ở ngoài da, giúp định hình sống mũi tạm thời. Lớp trung bì mỡ sẽ tạo độ mềm mại cho sống mũi, sau đó chờ đến thời điểm thích hợp để thay thế loại sụn mũi mới phù hợp với khách hàng.

Hy vọng bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức và cách xử lý trong trường hợp sống mũi hoặc đầu mũi bị lõm sau khi tháo sụn. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp và sớm sở hữu chiếc mũi đẹp và hài hoà với khuôn mặt.

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://taraclinic.vn/thao-sun-mui-xong-bi-lom-thi-phai-lam-sao/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
  2. https://archived.taohinhthammy.vn/blog/thao-mui/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thành Nhân)
5/5 - (2 bình chọn)