Sụn vách ngăn nằm ở đâu?
Vị trí của sụn vách ngăn là nằm giữa 2 bên lỗ mũi. Chiều dài sụn kéo dài từ vùng vòm mũi lên đến tiền đình. Đây là bộ phận giúp định hình, cấu tạo nên dáng mũi, giúp lưu thông thông khí và có vai trò bảo vệ mũi khỏi các tác động va đập bên ngoài, là lớp đệm rất quan trọng của mũi.
Với đặc điểm là dẻo và mềm nên sụn vách ngăn được sử dụng làm vật liệu để độn trong quá trình nâng mũi.
Nâng mũi sụn vách ngăn là gì?
Thực hiện lấy một phần nhỏ của sụn vách ngăn để sử dụng làm vật liệu độn mũi. Phần này có tác dụng dựng trụ và kéo dài cho mũi. Sử dụng phương pháp nâng mũi sụn vách ngăn này, cánh mũi sẽ được thu gọn và trụ mũi được đẩy cao.
Có thể dùng sụn vách ngăn và sụn tai kết hợp với nhau để sử dụng làm vật liệu bọc đầu mũi. Các loại sụn nhân tạo, sụn sườn sử dụng để chỉnh sửa dáng mũi bằng cách tạo hình sóng mũi.

Ưu điểm và nhược điểm của sụn vách ngăn
Ưu điểm
- Không có tình trạng đào thải sụn hoặc kích ứng vì đây là sụn tự thân
- Không gây tổn thương thêm các bộ phận khác khi lấy sụn tự thân
- Mũi sau khi làm ít bị biến dạng như cong vênh, lệch,.. vì sụn có độ mềm và dẻo thích hợp
- Dáng mũi sau khi hoàn thiện có sự mềm mại, tự nhiên
- Có thể dùng làm trụ mũi hoặc dùng gia cố vách ngăn của mũi
Nhược điểm
- Đặc điểm mũi của người Châu Á có ít sụn vách ngăn nên gây hạn chế về số lượng sụn có thể sử dụng được
- Độ cứng yếu hơn sụn sườn, có thể xảy ra cong vênh
- Tay nghề của bác sĩ phải đảm bảo vì ca phẫu thuật cần độ tỉ mỉ và khéo léo cực kì cao
- Vách ngăn sau phẫu thuật bị yếu hơn
Với những đặc điểm như trên, thông thường các bác sĩ sẽ cân nhắc việc kết hợp sụn vách ngăn cùng với các loại sụn tự thân như sụn tai hay sụn sườn để đảm bảo an toàn và tối ưu cho ca phẫu thuật.

Bài viết được tham khảo từ:
- https://alega.vn/tu-van-tham-my-mui/nang-mui-dung-tru-vach-ngan.html (Bác sĩ Lê Quang Hùng)
- https://taraclinic.vn/tu-a-z-ve-nang-mui-sun-vach-ngan/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)