Nâng mũi ăn trứng được không?

Nâng mũi ăn trứng được không?

Trứng là một loại thực phẩm cực kì phổ biến trong những bữa cơm của chúng ta. Trong thành phần của trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng liệu đây có phải là món ăn có thể ăn sau khi thực hiện quá trình phẫu thuật nâng mũi không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin cần thiết.

Nâng mũi ăn trứng được không?

Đây là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ hệ tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên với trường hợp mới thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi thì bạn không nên ăn trứng vì trong quá trình hồi phục, trứng làm ảnh hưởng đến việc lành vết thương.

Ăn trứng trong giai đoạn này khiến vết thương trong khi da non đang hình thành bị ảnh hưởng, gây ra những tình trạng như sẹo, da không đều màu, tối màu quanh vùng mũi. Ngoài ra vết thương có thể sẽ gặp tình trạng dị ứng, dễ bị ngứa ngáy.

Hai loại hoạt chất là lutein cùng với zeaxanthin ở trong trứng gà có tác dụng đẩy nhanh việc hình thành mô sợi collagen, và collagen là nguyên nhân gây ra sẹo lồi. Vậy nên việc ăn trứng cũng có thể làm các vết thương tại vùng mũi xuất hiện sẹo lồi.

Nâng mũi bao lâu thì ăn được trứng?

Vậy sau khi phẫu thuật nâng mũi bao lâu được ăn trứng? Nhìn chung, việc kiêng cử diễn ra trong khoảng một tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Tuy nhiên điều này không cụ thể vì mỗi người đều có một cơ địa khác nhau, mức độ phản ứng cũng khác nhau.

  • Với những người cơ địa lành tính: Thời gian kiêng các món ăn từ trứng vào khoảng 2 – 3 tuần. Đối với những tuần đầu, nên bổ sung ít, hoặc hạn chế bổ sung trứng. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể ăn trứng với tần suất khoảng 2 đến 3 quả mỗi tuần.
  • Với những người cơ địa lâu lành: Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ kiêng khem, kiêng trứng một tháng sau khi phẫu thuật xong để đảm bảo vết thương được hồi phục hoàn toàn.
Quá trình nâng mũi
Quá trình nâng mũi

Nên ăn gì sau phẫu thuật nâng mũi?

Bổ sung nhiều rau củ quả giàu chất xơ bao gồm các loại rau lá xanh, súp lơ,… Các loại trái cây có hàm lượng vitamin cao như xoài, cóc, ổi,…

Bổ sung dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc, các loại hạt giúp vết thương nhanh chóng lành, duy trì sắc tố.

Bổ sung nước: mỗi ngày bạn nên bổ sung 2 đến 3 lít nước lọc hoặc có thể bổ sung nước từ các loại nước ép, sinh tố.

Lưu ý sau khi phẫu thuật nâng mũi

Ngoài những chế độ ăn uống kiêng khem, việc vệ sinh và đảm bảo uống đủ thuốc cũng là một phần rất quan trọng đối với quá trình phục hồi. Sau đây là những điều cần làm để đảm bảo vết thương được sạch và mũi được an toàn:

  • Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% và dung dịch sát khuẩn Betadine để vệ sinh vết thương sau khi phẫu thuật.
  • Uống đúng đơn thuốc của bác sĩ kê đơn
  • Không trang điểm hay tác động đến vùng mũi và xung quanh mũi như nắn, sờ, vuốt,..
  • Không tập luyện thể dục thể thao
  • Không tự ý đụng vào nẹp trên mũi, quá trình tháo bỏ nẹp mũi cần được thực hiện bởi tay nghề của những bác sĩ có chuyên môn
  • Để tránh bầm tím, có thể chường đá sau khi mổ xong.
Vệ sinh vùng mũi có vết thương
Vệ sinh vùng mũi có vết thương

Bài viết được tham khảo từ:

  1. https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-an-trung-duoc-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Tống Hải)
  2. https://medlatec.vn/tin-tuc/nang-mui-kieng-gi-trong-an-uong-nen-an-nhung-loai-thuc-pham-nao (Bác Sĩ CKI. Dương Ngọc Vân)
  3. https://taraclinic.vn/nang-mui-an-trung-co-nguy-hiem-khong-tai-sao/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)
Rate this post