Mũi bị xơ cứng là gì? Tại sao mũi bị xơ cứng sau khi nâng mũi silicon?
Khi cơ thể phát hiện được có vật liệu lạ được đưa vào mũi, phản ứng tự nhiên là mũi sẽ bị xơ ứng. Bao xơ được hình thành và co thắt xung quanh vùng chất liệu sụn được cấy ghép vào mũi. Tác dụng của những sợi này là hạn chế “chất lạ” tiếp xúc với cơ thể, tạo được liên kết nhờ đó dáng mũi được giữ chắc chắn.
So sánh độ tương thích với cơ thể giữa sụn silicon và các loại sụn tự thân, sụn sinh học cho thấy hiện tượng bao xơ xảy ra nhiều với sụn silicon vì chúng kém tương thích với cơ thể.
Nếu sử dụng sụn silicon, thời gian có thể xuất hiện xơ cứng và vôi hóa là khoảng 10 – 15 năm. Tình trạng này xảy ra theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Mũi cứng nhẹ, cảm giác bị mất tự nhiên
- Giai đoạn 2: Sưng đau, mũi bị lệch
- Giai đoạn 3: Bắt đầu sưng phù, mũi cứng lại và kéo dài hiện tượng đau nhức
- Giai đoạn 4: Bắt đầu xơ cứng vôi hóa: miếng độn cứng, phần mô sưng lên
- Giai đoạn 5: Lệch sống mũi và dễ dàng cảm nhận được miếng độn silicon qua da
Trong quá trình phát triển của ngành thẩm mỹ nâng mũi, silicon được đưa vào sử dụng đầu tiên làm sụn nâng mũi. Kéo dài đến hiện nay, silicon vẫn được lựa chọn sử dụng vì lợi thế về chi phí. Tuy nhiên sau thời gian dài sẽ xuất hiện hiện tượng vôi hóa. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Nguyên nhân mũi bị xơ cứng vôi hóa?
Nhiễm trùng trong quá trình nâng mũi
Các quá trình xơ cứng, bao xơ, vôi hóa có bản chất là được hình thành dựa vào sự miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân bên ngoài khi xâm nhập vào cơ thể. Với các trường hợp virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mà tại đó bạch cầu chưa thể làm tốt nhiệm vụ tiêu diệt chúng thì một lớp bao xơ sẽ được hệ miễn dịch tạo ra để bọc chúng lại, ngăn cho chúng làm hại đến cơ thể. Vì vậy trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, suốt quá trình đều phải đạt yêu cầu vô trùng.
Sửa mũi nhiều lần
Với những trường hợp trải qua nhiều ca phẫu thuật sửa mũi, các mô bị xô lệch và tổn thương nhiều lần, da mũi bị cứng. Ngoài ra còn có thể xảy ra tình trạng chảy máu vết thương lâu dài.
Do cơ địa
Mỗi người có một cơ địa khác nhau và độ tương thích của mỗi người đối với các loại sụn nâng mũi cũng là khác nhau. Do đó hiện tượng mũi bị xơ cứng vôi hóa cũng sẽ xảy ra các mức độ khác nhau với những người khác nhau.
Chất liệu sụn silicon
Như đã đề cập ở trên, độ tương thích với cơ thể của silicon là kém hơn so với các loại sụn đang được lưu hành trên thị trường hiện nay. Từ đó, theo thời gian cơ thể sẽ có phản ứng với phần sụn này, làm xuất hiện tình trạng xơ cứng và vôi hóa. Dù không gặp biến chứng gì sau phẫu thuật nhưng theo năm tháng, đây là điều khó thể tránh khỏi khi nâng mũi bằng sụn silicon.
Phương pháp xử lý mũi bị xơ cứng vôi hóa
Sau khi gặp phải tình trạng này, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật tháo sụn và gỡ các bao xơ được hình thành xung quanh. Mô da của mũi sẽ bị giảm sút sau khi thực hiện các quá trình này, cách khắc phục là sử dụng megaderm hoặc lấy trung bì mỡ làm lớp đệm cho sụn nâng mũi mới và phần da mũi.
Quá trình này đòi hỏi cần phải đến những cơ sở, bệnh viện thẩm mỹ có uy tín và được thực hiện dưới tay nghề của bác sĩ có chuyên môn.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://benhviengangwhoo.com/nang-mui-bi-bao-xo/ (Bác sĩ CKI. Phùng Mạnh Cường)
- https://taraclinic.vn/tai-sao-mui-bi-xo-cung-voi-hoa-sau/ (Tiến sĩ – Bác sĩ Cái Hữu Ngọc Thảo Trang)