Sau phẫu thuật nâng mũi, việc chăm sóc và lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Nhiều người muốn biết rằng có nên ăn cá lăng sau khi nâng mũi hay không? Thammynangmui sẽ giải đáp câu hỏi đó của bạn ngay trong bài viết dưới đây.
Các thành phần dinh dưỡng có trong cá lăng
Cá lăng là một loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng, có hàm lượng protein cao giúp hỗ trợ tái tạo mô và phục hồi cơ thể. Ngoài ra, loại cá này còn chứa những dưỡng chất tốt cho cơ thể như: chất béo, DHA, omega-3, vitamin A,và các khoáng chất tốt.
Có nên ăn cá lăng sau khi nâng mũi không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng ăn cá lăng trong khoảng 1 tháng đầu tiên. Lý do là vì cá lăng có mùi tanh và chứa hàm lượng đạm khá cao, có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục, khiến tăng nguy cơ viêm nhiễm vết thương.
Tại sao nên kiêng cá lăng sau nâng mũi?
Cá lăng là loại cá nước ngọt, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật nâng mũi không nên ăn cá lăng vì:
- Mùi tanh: cá lăng có mùi tanh khá nồng, việc này khiến dễ gây kích ứng và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
- Hàm lượng đạm cao: cá lăng là loại thực phẩm giàu đạm, dễ gây kích thích khiến vết thương sưng tấy hoặc viêm nhiễm.
Nên kiêng cá lăng bao lâu sau khi nâng mũi
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn nên kiêng ăn cá lăng trong ít nhất 1 tháng sau khi phẫu thuật nâng mũi. Sau thời gian này, vết thương của bạn đã lành và dáng mũi cũng ổn định hơn, bạn có thể dần dần bổ sung cá lăng vào chế độ ăn uống với số lượng vừa phải.
Những loại thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi
Ngoài cá lăng, bạn cũng nên tránh ăn một số loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi:
- Thịt bò: không nên ăn thịt bò vì dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và sưng tấy vết thương.
- Rau muống: làm kích thích sản sinh collagen quá mức, dẫn đến nguy cơ tạo sẹo lồi vết thương.
- Thịt gà: bạn không nên ăn thịt gà đặc biệt là da gà vì gây ngứa ngáy và dị ứng vết thương, tạo cảm giác khó chịu.
- Đồ nếp: các món ăn làm từ nếp rất dễ gây sưng đỏ và mưng mủ vết thương.
- Chất kích thích: không nên dùng các loại chất kích thích như: cà phê, rượu, bia,… vì gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và làm vết thương lâu lành.
Các loại thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi
Để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng hơn, bạn hãy bổ sung các dưỡng chất như:
- Ngũ cốc nguyên hạt: hãy bổ sung các loại ngũ cốc như: gạo lứt, yến mạch,… để cung cấp năng lượng và chất xơ cho cơ thể.
- Protein: cung cấp các loại protein lành tính có trong chuối, cá hồi, bơ,…để vết thương nhanh lành hơn.
- Trái cây giàu vitamin C: vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng, thường có trong các loại quả như: bưởi, cam, quýt,…
- Vitamin A: hãy ăn các loại rau củ có nhiều vitamin A như: khoai lang, bông cả xanh, cải bó xôi,…để cơ thể có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Uống đủ nước: cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể duy trì được độ ẩm cần thiết, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp vết thương lành nhanh hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi nâng mũi ăn cá lăng được không? Để đảm bảo quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng và an toàn, hãy tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến vết thương. Chúc bạn sớm sở hữu chiếc mũi đẹp như ý và cân đối với khuôn mặt, giúp bạn tự tin và rạng rỡ hơn.
Bài viết được tham khảo từ:
- https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-co-duoc-an-ca-khong/ (Tiến sĩ – Bác sĩ thẩm mỹ Tống Hải)
- https://alega.vn/tu-van-tham-my-mui/nang-mui-an-ca-duoc-khong.html (Bác sĩ Lê Quang Hùng)
- https://benhvienthammygangwhoo.vn/nang-mui-co-duoc-an-ca-khong/ (Bác sĩ Trần Kim Thạch)
- https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/che-do-dinh-duong-dac-biet/nang-mui-kieng-gi/ (Bác sĩ Tạ Trung Kiêng)
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi ăn cá rô được không?
- Nâng mũi ăn cá basa được không?
- Nâng mũi ăn cá trê được không?
- Nâng mũi ăn cá ngừ được không?
- Nâng mũi ăn cá đồng được không?